Home » » Các lĩnh vực công nghiệp của VN cần nhiều phát triển

Các lĩnh vực công nghiệp của VN cần nhiều phát triển

Written By Unknown on Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014 | 02:25

Các lĩnh vực công nghiệp của VN cần nhiều phát triển

Hiện nay, ngành gia công cơ khí nói riêng và ngành cơ khí nói chung thì còn nhiều chuyển biến. Các ngành chưa có sự phát triển đồng bộ, có ngành đã và đang phát triển cao, có ngành vẫn chưa phát triển.

Hiện nay, ngành gia công cơ khí nói riêng và ngành cơ khí nói chung thì còn nhiều chuyển biến. Các ngành chưa có sự phát triển đồng bộ, có ngành đã và đang phát triển cao, có ngành vẫn chưa phát triển. Tại sao lại như vậy? Cần làm gì để phát triển các lĩnh vực công nghiệp đó. Đó là một vấn đề nan giải rất khó khăn.

>>>> Hướng dẫn điều chỉnh máy bào cho phù hợp

Đối với ngành cơ khí, hiện nay chúng ta đã sản xuất được thiết bị đồng bộ, xi măng, lò quay. Chúng ta đã sản xuất được máy biến thế 500 KV mà chưa nước nào ở Đông Nam Á có thể làm được.

Tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 17/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn của các Đại biểu nhằm tập trung làm rõ các vấn đề về công nghiệp hỗ trợ, quản lý thị trường, phát triển công nghiệp chế tạo, sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chống hàng giả, buôn lậu…

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng – thuộc Đoàn đại biểu Bình Dương đặt câu hỏi: Hơn 10 năm trước, Trung ương và Đại hội Đảng đều có Nghị quyết về phát triển công nghiệp VN, chú trọng công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ. Đến nay, sau hơn 10 năm, cả công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ còn yếu kém. Nền công nghiệp của nước ta mới chủ yếu là lắp ráp và gia công.

Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề? Phải chăng nguyên nhân quan trọng nhất là sự thiếu tập trung trong lãnh đạo của nhà nước trong việc phát triển công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, nói về công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ của VN, không phải tất cả các lĩnh vực chúng ta đều yếu kém.

Đối với ngành cơ khí chính xác, hiện nay chúng ta đã sản xuất được thiết bị đồng bộ, xi măng, lò quay. Chúng ta đã sản xuất được máy biến thế 500 KV mà chưa nước nào ở Đông Nam Á có thể làm được. Với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài, ngành dầu khí đã tự thiết kế và chế tạo thành công giàn khoan 90 mét nước với tỷ lệ nội địa hóa là 30%...

Chúng ta đã có thể thiết kế được một loạt thiết bị đồng bộ trong chế biến nông sản, trong chế biến chè, cà phê. Ngành công nghiệp của VN trong những năm gần đây đã triển khai xây dựng một số công trình hiện đại như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy đạm Cà Mau, nhà máy đạm Phú Mỹ … đều sử dụng công nghệ tiên tiến.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phân tích, bên cạnh nguyên nhân về cơ chế chính sách thì còn một nguyên nhân khá quan trọng nhưng lại ít được nhắc đến. Đó là nguyên nhân về cơ chế đầu cơ.

Riêng ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp cơ khí chế tạo, trước đây theo cơ chế tập trung, những công trình này đều được đầu tư từ ngân sách nhà nước, cho nên VN mới có cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ khí Hà Nội...

Từ khi nước ta đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường thì theo luật ngân sách, ngành công nghiệp nói chung sẽ không được sử dụng ngân sách mà phải đi vay. Và chỉ có một số ít công trình đi vay ODA, còn lại là tự vay tự trả. Trong đó, một số công trình công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian đầu tư kéo dài … nên sẽ khó thu hút nhà đầu tư.

Thông điệp của VN trong thời gian tới là phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào một số ngành công nghiệp trọng điểm với sự tham gia của vốn ngân sách nhà nước. Theo đó, một số công trình công nghiệp quan trọng sẽ nhận được ưu đãi, ít nhất là ưu đãi về lãi suất cho các nhà đầu tư trong nước.

Theo: cafef.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét